Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Công dụng Gỗ tần bì (Gỗ ash)



Gỗ tần bì có dát gỗ có màu nâu nhạt, còn phần tâm gỗ có màu nâu hoặc nâu xám. Gỗ tần bì không có mùi vị khó chịu. Gỗ thường có vân thẳng với mặt gỗ thô đều. 

Gỗ tần bì xẻ sấy nhập khẩu từ Mỹ

Gỗ tần bì dùng làm đồ gỗ nội thất, ván sàn, cửa, các vật liệu kiến trúc nội thất, đồ gỗ chạm khắc và gờ trang trí cao cấp, tủ bếp, ván lát ốp (panel), tay cầm của các loại dụng cụ, các dụng cụ thể thao và gỗ tiện. 



Gỗ tần bì (Gỗ ash)



- Nguồn gốc: Gỗ tần bì nhập khẩu từ Mỹ, đã qua sấy, độ ẩm 10-20%.

- Kích thước gỗ tần bì xẻ sấy:

  + Bề dày gỗ tần bì xẻ sấy:
     4/4 =  25.4mm
     5/4 = 31,8mm
     6/4 = 38,1mm
     8/4 = 50,8mm
    12/4 = 76,3mm
+ Chiều rộng gỗ tần bì xẻ sấy:
 Từ 70mm đến 300mm

+ Chiều dài gỗ tần bì xẻ sấy:
 Từ 4 feet = 1,2m đến 16 feet = 4,8m

- Đóng gói gỗ tần bì xẻ sấy:

+ Kiện ngắn: 4 → 6 feet

+ Kiện dài: 10 → 16feet

- Phân loại gỗ tần bì xẻ sấy:
   Loại 1C
   Loại 2C
   Loại 3C

Gỗ tần bì xẻ sấy nhập khẩu

93% doanh nghiệp gỗ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ



Hiện cả nước có trên 3.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có 95% doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân. 

 

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện cả nước có trên 3.000 doanh nghiệp chếbiến gỗ, trong đó có 95% doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân nên quy mô nhỏ cả về số lượng lao động và nguồn vốn đầu tư.
Nội thất phòng ăn

Nếu tính mức độ sử dụng lao động thì có đến 46% tổng số doanh nghiệp chế biếngỗ có quy mô siêu nhỏ; 49% là quy mô nhỏ; 1,7% là quy mô vừa; 2,5% là quy mô lớn. Về vốn đầu tư, có đến 93% số doanh nghiệp chế biến gỗ ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, đây là hạn chế mà doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục để phát triển ngành chế biến gỗ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn như mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đề ra.

Theo Hà Nội mới

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó khăn do biến động thị trường



Nhiều DN xuất khẩu gỗ gặp khó khăn do biến động thị trường 

Hiện thị trường chính xuất khẩu gỗ của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU, nhưng hai thị trường này đã đặt ra những khắt khe mới về hai nguồn nguyên liệu. Trong khi đó 80% gỗ nguyên liệu lại nhập khẩu khiến cho việc kiểm soát nguồn gốc vô cùng khó khăn.

Gỗ xẻ sấy nhập khẩu
Các chuyên gia Bộ Công Thương cho biết: Từ lâu Việt Nam đã phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu đến 70-80% (chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm), khiến ta không thể chủ động phát triển. Do vậy, khi nhập khẩu nguyên liệu với giá cao, bắt buộc các nhà sản xuất sẽ phải tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh. Như vậy sẽ bất lợi khi cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác có sẵn nguyên liệu hoặc nhập khẩu nguyên liệu gần hơn. Nếu không mua được nguyên liệu với giá hợp lý, hoặc không tiết giảm chi phí để cân đối giá bán thì không loại trừ trường hợp các doanh 

nghiệp Việt Nam sẽ bị chậm hợp đồng trong năm tới hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng mới trong các năm tiếp theo. Hiện xuất khẩu gỗ của Việt Nam chủ yếu vào hai thị trường chính là Hoa Kỳ và EU, nhưng hai thị trường này đã đặt ra những khắt khe mới về hai nguồn gỗ nguyên liệu. Gỗ nội địa không đủ chứng chỉ quản lý rừng của Hội đồng rừng quốc tế. Gỗ nhập khẩu không dễ gì kiểm soát nguồn gốc, khi xuất khẩu sản phẩm dễ gặp phải rào cản và khó khăn trong xuất khẩu


Chế biến gỗ - ngành kinh tế mũi nhọn?



10 năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ chế biến tăng khoảng 15 lần, từ 219 triệu USD năm 2000 lên 3,9 tỷ USD năm 2011 và hướng đến trên 4 tỷ USD năm 2012. Cùng với cá tra, ngành chế biến gỗ cho thấy sự phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 6 thế giới, số 2 châu Á (sau Trung Quốc) và số 1 Đông Nam Á. Điều đáng nói, tiềm lực ngành này còn rất mạnh để có thể tiếp tục tiến xa hơn vị trí hiện nay. 

  • Nguyên liệu trong nước thay dần nhập khẩu
Trong 96,7 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu gỗ chế biến của 70 nước trên thế giới, với kim ngạch đạt được khoảng 4 tỷ USD, ngành gỗ của Việt Nam mới chiếm 2,6%. Với tiềm lực này, nếu có chính sách, biện pháp phù hợp, kịp thời với chiến lược đúng đắn, ngành chế biến gỗ có thể đạt con số 15-20 tỷ USD trong hơn 1-2 thập niên tới. Đó là nhận định mà ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa) phát biểu tại hội thảo mới đây về xuất khẩu gỗ chế biến thời suy thoái. 

Gỗ tần bì xẻ sấy nhập khẩu từ Mỹ
 
Nhưng để chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thật sự cần phải có một số điều kiện. Đó là phải tự chủ nguồn nguyên liệu, đây có thể nói là yếu điểm của ngành chế biến gỗ so với con cá tra. Bởi phần lớn gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu lên đến hàng tỷ USD. Gỗ nguyên liệu chiếm khoảng 30%-50% giá trị sản phẩm. Vì vậy, nếu lệ thuộc vào việc nhập khẩu thì không thể nói là có thể phát triển căn cơ. Những nước bán gỗ nguyên liệu cho Việt Nam có xu hướng tăng giá bán qua từng năm, các nước nhập khẩu lại đưa ra nhiều rào cản kỹ thuật như Đạo luật Lacey của Mỹ hay của các nước EU về việc đảm bảo tính minh bạch nguồn gốc gỗ làm chi phí đầu vào tăng lên, trong khi nhà nhập khẩu lại khống chế đầu ra. 

Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, rừng là tài nguyên thiên nhiên tái sinh hàng năm nhờ sự phát triển sinh khối cây rừng. Ngành chế biến gỗ sẽ có bước phát triển bền vững khi Bộ NN-PTNT có bước đi đồng bộ trồng rừng và cấp chứng chỉ về rừng. Có như vậy mới vừa phát triển chế biến vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc và là nguồn sinh kế ổn định của người trồng rừng. Có thể nói, việc chủ động nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến vừa đảm bảo môi trường sống cho người dân. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn cho biết, 10 năm trước, Việt Nam khai thác không tới 400.000m³ gỗ/năm, nhưng năm 2011, trong số 13 triệu m³ gỗ sử dụng, lượng nguyên liệu trong nước lên đến 11 triệu m³, bao gồm rừng trồng tập trung 6 triệu m3, gỗ cao su hơn 2 triệu m³ và gỗ cây từ phân tán khoảng 3 triệu m³. Ông Hà Công Tuấn khẳng định, con số 22 triệu m³ gỗ nguyên liệu trong nước để cung ứng cho nhu cầu chế biến gỗ vào năm 2020 là điều trong tầm tay, có thể thực hiện được. Với 800.000ha cao su, chu kỳ khai thác 25 năm, năm 2020 chỉ riêng cao su có thể khai thác 5-6 triệu m³ gỗ cao su nguyên liệu. Với 2,3 triệu ha rừng trồng, năm 2020 cung cấp 15-16 triệu m³. Chưa kể lượng gỗ phân tán cung cấp hàng chục triệu mét khối. Như vậy, rừng tự nhiên chỉ khai thác hạn chế cho chế biến gỗ ngành thủ công mỹ nghệ. 

  • Cần ngành công nghiệp hỗ trợ
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Hawa cho rằng, ngành chế biến gỗ hoàn toàn có thể trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nếu biết cách khai thác. Điều ông Thắng muốn nói ở đây chính là khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài và tính cạnh tranh với những nước khác. Trung Quốc chuyển ngành này vào sâu nội địa, đẩy chi phí lên cao. Malaysia ngày càng khan hiếm lao động nên giá lao động tăng lên 13 USD/lao động/ngày so với 6 USD/lao động ở VN, Trung Quốc là 10 USD/lao động/ngày. Tuy nhiên, nếu là ngành kinh tế mũi nhọn phải là ngành kinh tế đầu tàu, tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề khác cũng phát triển. Khi chế biến gỗ phát triển cần có nguyên liệu ngày càng nhiều từ rừng trồng trong nước, từ ván nhân tạo và cần những phụ liệu trong quá trình sản xuất như sắt, bao bì (chiếm khoảng 15%-20% giá thành sản phẩm). 

Phát triển ngành gỗ chế biến cũng chính là điều kiện để giúp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp chế tạo máy móc do nhu cầu phát sinh của doanh nghiệp. Hiện nay, thiết bị này chủ yếu nhập khẩu. Hơn 10 năm trước, Trung Quốc nhập khẩu hầu hết các dây chuyền chế biến gỗ, hiện nay, công nghiệp chế tạo máy trong nước phát triển thay thế việc nhập khẩu, qua đó, tạo thêm việc làm người lao động. Nếu 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tạo ra khoảng 1 triệu việc làm thì ngành công nghiệp phụ trợ phát triển con số này có thể lên 2 triệu việc làm…

Rất tiếc, danh mục những ngành kinh tế mũi nhọn mà nhà nước nhận định để tạo điều kiện cho ngành này phát triển chưa có ngành chế biến gỗ. Vì vậy, Hawa đề nghị Bộ NN-PTNT và các bộ ngành khác xem xét để có thể bổ sung ngành gỗ vào danh mục. Đó sẽ là chất kích thích để doanh nghiệp chế biến gỗ mạnh dạn đầu tư, thay đổi công nghệ, thiết bị sao cho phù hợp và chớp lấy thời cơ, khi những nước có thể mạnh về chế biến gỗ ở châu Âu như Đức, Ý, Pháp… đang bị thua lỗ, phải đóng cửa và rao bán nhà máy với thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện nay. Cơ hội để tái cấu trúc lại dây chuyền và thiết bị nhà máy vốn đã khá cũ và lạc hậu.


Giới Thiệu Nhà cung cấp gỗ tần bì



Bạn là nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, đơn vị thiết kế hay thi công nội ngoại thất, bạn quan tâm đến nguyên liệu đầu vào? nhưng có quá nhiều nhà cung cấp Để xác định công ty nào cung cấp Gỗ Nguyên Liệu ổn định, chất lượng tốt và giá thành hợp lý là một công việc không đơn giản. 

Đến với chúng tôi bạn cảm thấy thực sự yên tâm vì Chúng tôi là nhà cung cấp Gỗ Nhập Khẩu từ Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn chất lượng của Hiệp hội Gỗ Cứng Xẻ Hoa Kỳ (National Hardwood Lumber Association – gọi tắt là NHLA). Hiện nay, với uy tín và chất lượng đảm bảo, công ty đã và đang là một nhà cung cấp Gỗ Nguyên Liệu hàng đầu tại khu vực phía Nam, địa bàn chính ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… 

Gỗ tần bì xẻ sấy

Hiện tại, bên cạnh kho gỗ nội địa, công ty đã và đang điều hành một kho gỗ ngoại quan với nhà cung cấp lớn Concannon Lumber Company ở Hoa Kỳ, với lượng Gỗ Xẻ Sấy cung cấp hàng tháng lên đến 1,500m3.  
Với nguồn Gỗ Nguyên Liệu đầu vào dồi dào, được kiểm soát chặt chẽ và khoa học từ nguồn khai thác Chúng tôi rất tự hào đã đóng góp một phần vào sự phát triển của các Bạn trong thời gian qua và mong muốn lớn mạnh cùng Bạn trong thời gian tới.

Những lọai gỗ công ty cung cấp bao gồm: Gỗ Sồi Trắng (White Oak), Red Oak, Gỗ Sồi đỏ (Red Oak), Gỗ Tần Bì (gỗ Ash), Gỗ Óc Chó (Gỗ Walnut ), Gỗ Anh Đào (Gỗ Cherry), Gỗ trăn (Gỗ Alder )…Ngoài mặt hàng chính là gỗ nhập khẩu từ Mỹ, công ty còn cung cấp nhiều lọai gỗ thông dụng khác cho thị trường như gỗ Beech Châu Âu (Dẻ gai), Pine (Thông), Teak (Giá Tỵ), Doussie (Gõ Đỏ), Tali (Lim), … và nhiều lọai gỗ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Bạn cần số lượng ít (kiện) hay nhiều (cont), Bạn là chủ doanh nghiệp hay nhân viên mua hàng chúng tôi đều có chính sách đặc biệt và giá tốt nhất dành cho bạn

Một số thuật ngữ ngành gỗ


Rạn (checks): vết nứt thớ gỗ theo chiều dọc nhưng không xuyên suốt hết tấm gỗ. Gỗ rạn là do ứng suất căng trong quá trình làm khô gỗ.

Sâu (decay): sự phân hủy chất gỗ do nấm (các thuật ngữ khác: mục, ruỗng)

Mật độ gỗ (density): khối lượng trên 1 đơn vị thể tích. Các yếu tố có ảnh hưởng đến mật độ gỗ bao gồm: độ tuổi gỗ, tỉ lệ gỗ già, kích thước của tâm gỗ trong từng loại cây cụ thể.

Độ bền (durability): khả năng gỗ chống lại sự tấn công của các bào tử nấm, sâu hại, côn trùng, sâu bore biển.

Gỗ tần bì xẻ thanh

Sự ổn định về kích thước (dimensional stability): thuật ngữ dùng để chỉ thể tích của khối gỗ có biến đổi cùng với sự thay đổi độ ẩm của gỗ hay không (thuật ngữ khác: sự biến dạng khi khô)

Đốm hình (figure): những họa tiết xuất hiện trên mặt gỗ do các vòng tuổi gỗ, các tia gỗ, mắt gỗ, những vân gỗ bất thường, chẳng hạn vân gỗ đan cài hoặc uốn sóng, và các đốm màu đặc biệt tạo nên.

Vân gỗ (grain): chiều hướng, kích cỡ và cách sắp xếp, hình dạng hoặc chất lượng của các thớ gỗ trong một phách gỗ. Thuật ngữ: vân gỗ thẳng đứng để miêu tả phách gỗ trong đó các thớ gỗ và những vệt khác dọc theo phách gỗ được sắp xếp song song với trục của phách gỗ.

Túi gôm/nhựa (Gum pocket): Những điểm quy tụ rất nhiều nhựa và gôm cây trong thân gỗ.

Độ cứng (hardness): khả năng gỗ kháng lại các vết lõm và ma sát. Độ cứng được đo bằng Newton (N) và là lực cần thiết để ấn một quả bóng 11,3mm sâu vào trong thân gỗ đến đường kính quả bóng.

Gỗ cứng (hardwood) : Thuật ngữ dùng để chỉ gỗ của các loại cây lá rộng thường xanh, một năm thay lá hai lần (Angiosperms) thuật ngữ này không có liên quan đến độ cứng thật sự của gỗ.

Tâm gỗ (heartwood): Các lớp gỗ phía trong của thân cây đang lớn, không chứa đựng tế bào gỗ đang phát triển. Nhìn chung, tâm gỗ sậm màu hơn dát gỗ, nhưng không phải bao giờ hai bộ phận này cũng phân biệt rõ ràng.

Suất đàn hồi (modulus of elasticity): Lực tưởng tượng để có thể kéo dãn một mảnh vật liệu gấp đôi chiều dài thực tế, hoặc nén lại còn một nửa chiều dài thực tế. Suất đàn hồi của từng loại gỗ được tính bằng
Megapascan (Mpa-tương đương với N/m3) dựa vào các thử nghiệm trên những mảnh gỗ khô nhỏ.

Độ ẩm (MC (moisture content)): khối lượng nuớc chứa trong gỗ, độ ẩm được tính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng nước trong gỗ đã được sấy khô.

Vết đốm trong ruột cây (pith flecks): các vết sọc trong ruột cây không sắp xếp theo quy tắc và có màu khác lạ, xuất hiện do côn trùng tấn công vào thân cây đang phát triển.

Dát gỗ (sapwood): lớp gỗ bên trong thân cây, giữa tâm gỗ và vỏ cây. Nhìn chung, dát gỗ nhạt màu hơn tâm gỗ và không có khả năng kháng sâu.

Co rút (Shrinkage): Sự co lại của thớ gỗ do gỗ được sấy khô dưới điểm bảo hòa (thường vào khoảng 25 -27% MC) được tính bằng tỷ lệ phần trăm kích thước của gỗ khi còn tươi.

Trọng lượng riêng (Specific gravity): Khối lượng tương đối của một chất so với khối lượng tương đối của thể tích nước tương đương với chất đó. Trọng lượng riêng của gỗ thường dựa trên thể tích gỗ khi còn tươi và khối lượng gỗ khi đã được sấy khô.

Nứt (Split): vết nứt của thớ gỗ xuyên suốt từ mặt bên này sang mặt bên kia của tấm gỗ (thuật ngữ khác: nứt đầu gỗ)

Nhuộm màu (stain): sự thay đổi màu sắc tự nhiên của gỗ hoặc sự biến màu do vi sinh vật, kim loại hay hóa chất gây ra. Thuật ngữ này cũng chỉ các vật liệu dùng để tạo màu đặc biệt cho gỗ.

Mặt gỗ (texture): Được quyết định bởi kích thước tương đối và sự phân bố vân gỗ. Mặt gỗ có thể xếp vào loại thô (vân gỗ lớn), đẹp (vân gỗ nhỏ) hoặc trung bình (vân gỗ có kích thước đồng đều).

Cong vênh (warp): Sự méo mó của phách gỗ làm biến đổi hình dạng phẳng ban đầu, thường xảy ra trong quá trình làm khô gỗ. Các dạng cong vênh gồm: cong tròn, uốn cong, gập hình móc câu và xoắn lại.

Khối lượng (weight): khối lượng của gỗ khô phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tế bào gỗ, nghĩa là tỷ lệ phần tử gỗ so với khoảng không. Chỉ số khối lượng của mỗi loại gỗ đựoc tính bằng kg/m3 khi độ ẩm đạt 12%.

Gỗ tự nhiên trong sản xuất nội thất


Hầu hết các loại gỗ tự nhiên đều có  một tính chất có thể coi nó  là một nhược điểm như co giãn, cong vênh, tùy từng loại gỗ sẽ có độ co giãn, cong vênh khác nhau, vì vậy để có thể sử dụng hiệu quả chất liệu gỗ tự nhiên chúng ta phải hiểu rõ các thuộc tính của từng loại gỗ.

 

Tủ gỗ tần bì


Gỗ có 3 đặc điểm chủ yếu:
 - Dẻo dai
 - Giãn nở
 - Liên kết chắc chắn

Trong thớ cây, tom gỗ bao giờ cũng kết hợp nước với xơ thân. Việc xử lý gỗ bao gồm 2 công đoạn chủ yếu là phơi thoát hơi nước trong than cây và tẩm sấy, trong 2 công đoạn này thì công đoạn tẩm sấy là quan trọng và cần thiết nhất, nó làm cho các thớ gỗ ổn định, liên kết với nhau tạo nên thế giằng. Khi tẩm sấy tính chất sinh học của gỗ thay đổi, gỗ sẽ trở lên dẻo dai, chắc, có thể chịu được sự va đập, uốn nắn trong việc tạo hình.

Vật liệu gỗ luôn gắn kết với Kiến trúc và Nội thất ngay từ ban đầu. Điều dễ nhận thấy nhất về ưu điểm của gỗ là tính thẩm mỹ mà cụ thể là vẻ đẹp tự nhiên của nó.

Một sản phẩm gỗ tự nhiên được cấu tạo bởi những sợi gỗ. Tom gỗ hình thành do giữa sợi gỗ có lỗ rỗng và chính tom gỗ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố quan trọng nhất là độ ổn định của gỗ.

Dù biến thể nhưng gỗ lại mang những đặc tính mới, thể hiện thế mạnh và điểm yếu của chất liệu. Đôi khi nó mang ưu điểm ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, có lợi thế bề mặt tự nhiên, có khả năng ứng dụng hoàn hảo trong các chức năng sử dụng. Và đặc biệt gỗ tự nhiên lại mang giá trị thẩm mỹ, hợp với văn hóa và quan niệm của người Việt Nam xưa nay. Nhưng không phải ưu điểm nào cũng cho hiệu quả sử dụng tốt. Dựa vào đặc tính của gỗ, người ta có thể lựa chọn dùng cho từng bối cảnh phù hợp.

Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nóng ẩm, hanh khô nên khả năng co giãn của gỗ thường xảy ra. Nó có thể bị nứt, mối mọt, cong vênh hoặc mục nát theo thời gian. Bởi vậy, việc bảo vệ và gìn giữ được những sản phẩm gỗ là công việc không đơn giản. Việc gia công không tốt sẽ làm phản tác dụng của gỗ. Khi gỗ bộc lộ những nhược điểm như nhạy cảm với thời tiết, biến dạng, cong vênh, co ngót hay nứt nẻ... thì cách khắc phục là gia công tốt, lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ.

Thực tế cho thấy, gỗ không kén màu sắc của không gian. Gỗ có thể kết hợp với mọi chất liệu từ thô sần, gai góc, đến bóng nhẵn. Đặc biệt, khi ứng dụng trong điều kiện đòi hỏi sự linh hoạt, gỗ sẵn sàng tồn tại trong những không gian có nhiều kiểu hình khối và phong cách khác nhau, cả hiện đại và truyền thống

Do vật liệu gỗ sử dụng tương đối dễ trong nhà nên phải tính đến liều lượng. Có nhiều trường hợp lạm dụng quá nhiều về gỗ làm sàn, ốp trên tường, ốp kín cả trần dẫn tới bức bí về màu sắc hoặc dùng vân gỗ một cách bừa bãi gây cảm giác khó chịu.

Điều cần thiết khi sử dụng là biết cân nhắc tỷ lệ giữa gạch, sắt, đá hoa, hay thảm vải, để tương ứng với diện tích gỗ trong một không gian kiến trúc. Để bảo quản tốt gỗ, cần tránh môi trường thời tiết quá khắc nghiệt, không thể để gỗ thường xuyên ngập trong nước, loại bỏ những vỏ ngoài những cây gỗ chưa được lọc hết để tránh mối mọt.

Điều cần thiết khi quyết định sử dụng gỗ là phải xác định rõ mục đích. Mỗi loại gỗ có ưu, nhược điểm khác nhau, và nếu được sử dụng hợp lý sẽ giúp tăng tuổi thọ. Đối với những loại gỗ có thể chịu được nước, nên ưu tiên sử dụng trong môi trường nước. Ngược lại, những loại gỗ cứng nên dùng ở nơi cần va đập ví dụ như cầu thang thường được làm bằng gỗ lim, sàn nhà gỗ tự  nhiên thường được dùng gỗ căm xe, Gỗ tần bì.

Thông thường, gỗ mềm có thể sử dụng làm đồ gia dụng. Nhưng gỗ cứng phải được sử dụng làm cầu thang, sàn nhà, nơi thường chịu lực. Gỗ muốn dùng hợp lý, không chỉ ứng biến tùy theo chất liệu đi kèm, màu sắc chủ đạo, hay tỷ lệ tương quan, mà nó phải được tôn trọng theo phong cách kiến trúc của chính ngôi nhà.

Để kết hợp với nhiều loại vật liệu khác, người ta phải nắm được tính ổn định và biến dạng của gỗ, vì bên cạnh yêu cầu về màu sắc, gỗ còn phải có tính chất lý, hóa phù hợp với kết cấu, biến dạng, chịu lực của nó, để lựa chọn, thi công một cách hợp lý, hiệu quả trong công năng sử dụng.